Mô hình nến nhật là loại biểu đồ cực kì phổ biến và được tin dùng bởi rất nhiều các traders (nhà giao dịch) trên thế giới. Nó có nguồn gốc từ một thương nhân buôn gạo ở Nhật Bản tên là Munehisa Homma.
Munehisa Homma đã phát minh ra biểu đồ nến Nhật để biểu thị sự biến động giá cả trên thị trường gạo.
Để tìm hiểu tâm lý của những nhà đầu tư, ông đã phân tích lịch sử của giá gạo, nghiên cứu và đối chiếu với các tác động của những nhân tố như biến động thời tiết, tình hình kinh tế,… để tìm ra quy luật mà giá cả chuyển động và bắt đầu giao dịch trên thị trường Futures (hợp đồng tương lai).
Mãi đến năm 1990, các mô hình nến và biểu đồ nến Nhật mới được giới thiệu ở trời tây bởi tác giả Steve Nison, trong cuốn sách có tên là Japanese Candlestick Charting Techniques (Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản).
1. Nến Nhật với Volume (CandleVolume)
Như các bạn đã biết từ trước, những mô hình nến Nhật có thể tiết lộ rất nhiều điều cho chúng ta. Một số mô hình nến nhật là những chỉ báo tuyệt vời, báo hiệu 1 xu hướng lớn sắp tới. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sẽ có những trường hợp mà tín hiệu bị sai, dẫn đến việc thua lỗ của tài khoản.
Nhưng các bạn thử tưởng tượng xem, giả sử như có 1 chỉ báo khác chỉ ra đâu là tín hiệu thật sự và đâu là tín hiệu giả trên mô hình nến Nhật, thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn là xác suất chiến thắng của chúng ta sẽ được tăng lên rất nhiều. Và chỉ báo mà mình muốn kết hợp với nến Nhật ở đây không gì khác ngoài Volume (khối lượng). Và khi kết hợp biểu đồ nến Nhật và khối lượng giao dịch, ta có một loại biểu đồ mới mang tên: CandleVolume.
1.1 Vậy biểu đồ CandleVolume là gì?
CandleVolume là loại biểu đồ tích hợp Volume (khối lượng giao dịch) vào mô hình nến. Điều này giúp các traders có thể phân tích được cả biến động của giá lẫn khối lượng giao dịch trên cùng 1 biểu đồ.
CandleVolume có cấu tạo gần giống với EquiVolume nhưng lại có thể cung cấp nhiều thông tin hơn, vì CandleVolume có cả giá Open (đóng cửa) và Close (đóng cửa) của phiên giao chứ không chỉ có giá của đỉnh và đáy phiên giao dịch như EquiVolume.
Biểu đồ CandleVolume có thể được sử dụng như trên các biểu đồ thông thường, và vẫn có thể vẽ các mô hình giá khác như nêm giá, tam giác, cờ… trên biểu đồ Candle Volume mà không có khác biệt gì cả.
1.2 Cách đọc CandleVolume
Một cây nến CandleVolume sẽ bao gồm 5 thành phần là: giá mở cửa phiên, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa phiên và Volume. Trong đó phần giá mở cửa và đóng cửa sẽ tạo thành thân CandleVolume, và phần giá cao nhất và thấp nhất tạo thành bóng trên và bóng dưới của nến. Phần Volume (khối lượng giao dịch) sẽ tạo thành chiều ngang của CandleVolume. Phần thân càng rộng thì cho thấy khối lượng giao dịch càng lớn.
Sau đây mình sẽ giới thiệu 3 cách sử dụng Candle Volume hiệu quả nhất nhé.
Cách 1: Xác nhận Breakout (phá vỡ)
Đầu tiên là chiến thuật giao dịch theo Breakout. Khi chúng ta sử dụng biểu đồ Candlestick bình thường thì lúc những điểm Breakout xảy ra, chúng ta sẽ rất khó để biết được lực mua có thật sự lớn hay không. Nhưng CandleVolume có thể làm rất tốt điều này.
Như trên biểu đồ, tại khu Breakout 1, ta có thể thấy giá được nén lại trong một mô hình tam giác tăng. Sau khi giá break (phá vỡ) lên, ta thấy được thân nến có chiều ngang khá là rộng so với những cây nến trước đó, chứng tỏ Volume khá lớn. Chúng ta có thể thấy đây là một tín hiệu Break khá là ổn, các traders có thể đặt lệnh Long (mua) vào lúc này. Và nếu để cẩn thận hơn thì các traders có thể đợi thêm một cây nến nữa để xác nhận rằng đây không phải là Bull Trap (Bẫy giá tăng).
Còn tại khu Breakout 2, ta có thể thấy đã xuất hiện sự giằng co giữa hai phe bò và gấu. Sau đó một cây nến break (phá vỡ) vùng đáy cũ và đóng cửa dưới đường MA đã xuất hiện, thể hiện một sự Breakout mạnh, có thể thấy rõ dòng tiền của cá mập đã cố đẩy giá xuống qua cây nến này. Đây là tín hiệu để đặt lệnh Short (bán) rất ổn.
Cách 2: Xác nhận sự tiếp diễn của xu hướng (Momentum)
Momentum (động lực) là thứ để xác định sự tiếp diễn của xu hướng. Đây là một tín hiệu rất hiệu quả để “nuôi lệnh”. Ví dụ khi ta vào một lệnh Long (mua), thì khi động lực vẫn còn thì ta vẫn sẽ “nuôi” tiếp, cho đến khi ta thấy lực mua suy yếu và có tín hiệu đảo chiều thì chúng ta mới cắt lệnh để chốt lời.
Ta có thể thấy trong giai đoạn được khoanh tròn, giá tăng rất đều, hơn nữa các cây nến tăng đều có chiều ngang rất rộng và chiều cao rất dài, chứng tỏ Volume khá lớn. Điều này xác nhận rằng một xu hướng tăng sẽ tiếp diễn, cho đến khi lực mua yếu dần và chạm xuống đường MA (đường trung bình động). Như vậy nhờ CandleVolume, chúng ta đã xác nhận được Momentum và sẽ nuôi được lệnh dài hơn, tăng lợi nhuận của tài khoản.
Cách 3: Xác nhận mô hình nến đảo chiều
Một mô hình nến đảo chiều có khối lượng giao dịch lớn thì sẽ hiệu quả hơn một mô hình nến đảo chiều có khối lượng giao dịch nhỏ. Hãy cùng mình xem các hình ảnh minh họa dưới đây nhé.
2. Nến Nhật với dự báo Breakout.
Ngoài kết hợp nến Nhật với Volume, ta còn có thể kết hợp nến Nhật với các dự báo Breakout (phá vỡ).
2.1 Vậy Breakout là gì?
Breakout là hiện tượng giá tăng và vượt khỏi ngưỡng kháng cự hoặc phá vỡ vùng hỗ trợ trên đồ thị giá. Breakout được xem là một phương pháp giao dịch theo đà và theo xu hướng hiện tại của giá, với kỳ vọng rằng sau khi giá vượt qua kháng cự hoặc thủng hỗ trợ thì vẫn sẽ tiếp tục theo quán tính tăng hoặc giảm.
2.2 Breakout rõ ràng và Breakout không rõ ràng
Trong Breakout có hai hình thức đó là Breakout rõ ràng và Breakout không rõ ràng.
Chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy hai loại hình thức này trên biểu đồ khá rõ nhưng để định nghĩa thì đa phần rất mơ hồ.
Sau đây là cách để xác rõ Breakout rõ ràng và Breakout không rõ ràng.
Công thức của Breakout rõ ràng:
Nghĩa là nếu là biểu đồ nến thì thân nến sẽ phải đâm thủng mức Breakout và có khoảng 50% thân nến vượt ra khỏi vùng Breakout.
Lưu ý: Ký hiệu || là giá trị tuyệt đối (Giá trị dương).
Công thức của Breakout không rõ ràng:
EMA200 là ngưỡng kháng cự, giá liên tục Breakout EMA200 không rõ ràng và sau đó trở thành False Breakout (phá vỡ giả).
2.3 Cách giao dịch khi thấy Breakout
Chúng ta cần chia ra Breakout rõ ràng và không rõ ràng bởi vì với hai tín hiệu này thì thị trường sẽ báo hiệu hai dấu hiệu hoàn toàn khác nhau.
- Breakout rõ ràng: Vào lệnh ngay!
- Breakout không rõ ràng: Chờ giá test lại vùng Breakout.
3. Nến Nhật với Upthrust và Spring
3.1 Upthrust và Spring là gì?
Upthrust và Spring là những False Breakout (phá vỡ giả) tại một vùng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự nào đó và khiến các traders giao dịch theo trường phái Breakout thua lỗ nhanh chóng. Sau khi giá đi về 1 hướng vào lúc ban đầu, thì thường sẽ đi ngược lại vào đoạn cuối của phiên giao dịch, khiến cho các traders đi theo xu hướng ở thời điểm trước sẽ bị mắc kẹt. Trong đó:
- Spring là tên gọi của False Breakout xuống phía dưới của vùng hỗ trợ, có nghĩa là giá đi xuống trước, sau đó nhanh chóng quay ngược lên. Trader nào lỡ đặt lệnh Short trước đó thì sẽ bị kẹt lệnh.
- Upthrust là tên gọi của False Breakout lên phía trên của một ngưỡng kháng cự, có nghĩa là giá đi lên trước, sau đó nhanh chóng quay xuống trở lại. Trader nào lỡ đặt lệnh Long trước đó thì sẽ kẹt lệnh.
3.2 Cách kết hợp mô hình nến Nhật với Upthrust và Spring để tạo ra các tín hiệu giao dịch mạnh mẽ.
Biểu đồ dưới đây là một ví dụ điển hình về Upthrust với nến Nhật:
Ở ngày A, giá tăng và đã đánh dấu một ngưỡng kháng cự (Hãy lưu ý mô hình Hanging Man đã cảnh báo trước về sự kết thúc của xu hướng tăng). Đồng thời hai điểm L1 và L2 cũng đánh dấu một vùng hỗ trợ.
Có một Upthurst vào ngày B. Tức là ngưỡng kháng cự tại điểm A đã bị phá vỡ, nhưng sự phá vỡ này không duy trì được lâu. Việc phe bò không giữ được mức giá mới tại điểm B là một tín hiệu giảm giá.
Một chỉ báo tiêu cực khác là ngày B cũng có một nến Shooting Star (sao đổi ngôi). Đôi khi Shooting Star là một phần của Upthrust, và như vậy, chúng tạo thành một lực bán mạnh. Và vì những lí do này, ngày hôm sau mô hình Hanging Man xuất hiện.
Tiếp theo là một ví dụ điển hình của Spring với nến Nhật:
Biểu đồ cho ta thấy vùng hỗ trợ được thiết lập từ đầu tháng 1 đã bị phá vỡ vào cuối tháng 2. Việc phe bò không giữ được vùng hỗ trợ này có nghĩa rằng đây là một Spring. Và nó cũng là một mô hình nến Hammer (cây búa). Sự kết hợp của 2 chỉ báo này đã đưa ra nhiều tín hiệu tăng giá để các traders vào lệnh Long, và sau đó giá đã quay đầu cắm thẳng lên vùng 78$. Đáng chú ý, đợt tăng giá này đã dừng lại vào giữa tháng 3 ở mức $78 với sự hình thành của mô hình Evening Doji Star (sao Doji ban chiều).
4. Nến Nhật với đường trung bình động
4.1 Đường trung bình động là gì?
Đường trung bình động là thứ không thể thiếu trong hệ thống giao dịch của các traders. Đường trung bình động thường được dùng để xem xu hướng của giá, hoặc đôi khi là để xác định vùng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự.
Có 2 dạng đường trung bình động được sử dụng khá phổ biến đó là SMA (đường trung bình di động giản đơn) và EMA (đường trung bình di động hàm mũ).
4.2 Cách kết hợp mô hình nến Nhật với đường trung bình động
Từ biểu đồ, ta có thể thấy 3 mô hình nến Nhật đã được hình thành khi giá chạm vào đường MA (đường trung bình động) của 65 ngày.
Tại vùng giá 1, một mô hình nến Bullish Engulfing (nến nhấn chìm tăng trưởng) đã được hình thành, trong đó đường MA65 đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ.
Điểm vào lệnh: cây nến thứ ba theo mô hình Bullish Engulfing.
Điểm dừng lỗ: đặt ở phía dưới cùng của râu nến Bullish Engulfing 1-2 pip.
Tại vùng giá 2, một mô hình Morning Star (sao mai) đã được hình thành, giá đã test lại đường MA65. Cây nến thứ 3 đã đóng cửa nằm ở khu vực 50% phía trên cây nến Bearish thứ nhất.
Điểm vào lệnh: Ngay sau khi cây nến thứ 3 của mô hình kết thúc.
Điểm dừng lỗ: đặt ở phía dưới cùng của râu nến thứ 2.
Tại vùng giá 3, một mô hình Hammer (cây búa) đã được hình thành, đường MA65 đóng vai trò như một vùng hỗ trợ để củng cố tín hiệu tăng. Giá tìm kiếm vùng MA65 một chút rồi bật mạnh lên, đồng thời hình thành mô hình Hammer báo hiệu một đợt tăng trưởng mạnh mẽ sắp tới.
Trên đây mình đã giới thiệu 4 cách kết hợp nến Nhật với các công cụ khác. Chúc các bạn nhận được nhiều giá trị từ bài viết của mình và có một tuần giao dịch thành công.
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.
(20)
Open this in UX Builder to add and edit content